Các loại bệnh thường gặp ở gà thả vườn, nhà nông cần cảnh giác

Gà nuôi thả vườn không được kiểm soát nghiêm ngặt, nên chúng thường mắc phải nhiều loại bệnh. Dưới đây là những loại bệnh thường gặp ở gà thả vườn mà bạn cần biết để có biện pháp phòng tránh, chữa trị phù hợp. 

Tại sao gà nuôi thả vườn thường dễ bị mắc bệnh hơn các hình thức khác? 

Gà nuôi thả vườn được hiểu là hình thức thả lang, không xây chuồng trại. Gà sẽ tự động tìm kiếm thức ăn và ngủ ngoài tự nhiên. Đối với hình thức nuôi này, người nuôi sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí thức ăn, xây dựng chuồng trại, thiết bị chăn nuôi,… Tuy nhiên, đổi lại, gà sẽ thường dễ bị mắc bệnh hơn. 

Gà nuôi thả vườn thường dễ gặp nhiều loại bệnh hơn so với các hình thức nổi khác, bởi những nguyên nhân sau: 

Xem Thêm  Tìm hiểu về gà Asil lai Mỹ - Giống gà chiến ngoại quốc
Gà thả vườn có tỷ lệ mắc bệnh cao do nhiều nguyên nhân 
Gà thả vườn có tỷ lệ mắc bệnh cao do nhiều nguyên nhân

Gà nuôi thả vườn không được chăm sóc chu đáo 

Thực tế, gà nuôi thả vườn sống hoàn toàn độc lập với chủ. Chúng sẽ tự động đào bới thức ăn, thay vì chờ chủ nhân cung cấp cho mình. Thức ăn của chúng có thể là côn trùng, động vật nhỏ, các loại thực vật,… Tuy nhiên, những loại thức ăn này vẫn chưa được trải qua quá trình sát trùng, kiểm soát nghiêm ngặt nên gà dễ mắc bệnh. 

Các loại bệnh thường gặp ở gà thả vườn thường xảy đến do việc gà sử dụng thức ăn bẩn, thức ăn kém vệ sinh. Lâu ngày, các mầm bệnh, vi khuẩn tích tụ trong cơ thể sẽ bộc phát, tấn công và gây hại cho sức khỏe của gà. 

Gà nuôi thả vườn ngủ ngoài trời 

Bệnh thường gặp ở gà thả vườn có thể xảy đến do gà dễ bị cảm lạnh, cảm cúm khi phải ngủ ngoài trời. Chỗ ngủ của chúng có thể là mô đất cao, cành cây,… Do đó, gà thường dễ bị mắc mưa, nhiễm sương khiến chúng bị lạnh, hệ miễn dịch suy giảm và tạo cơ hội cho mầm bệnh tấn công. 

Điểm danh các loại bệnh thường gặp ở gà thả vườn 

Như vậy, gà nuôi thả vườn thường rất dễ bị mắc bệnh do nhiều nguyên nhân và dễ mắc nhiều loại bệnh khác. Trong đó, người nuôi phải kể đến các bệnh thường gặp sau: 

Bệnh thương hàn – Bệnh thường gặp ở gà thả vườn hàng đầu 

Hầu như, mọi gà nuôi thả vườn đều mắc bệnh thương hàn một lần trong đời. Bệnh này xảy ra do thay đổi thời tiết, trời lạnh, khiến gà bị chướng bụng, ủ rũ, đi đứng khó khăn. Gà sẽ có tình trạng xoắn cổ, bỏ ăn, đi ngoài thì có phân loãng, màu trắng. 

Xem Thêm  Lưu ý : bệnh Gumboro ở gà chưa có thuốc đặc trị đúng cách

Đặc biệt, bệnh thương hàn có tốc độ lây lan khác nhau. Nó thường sẽ lây thông qua phân, dịch nhầy của gà bị để lại. Khi gà khác ăn vào sẽ nhanh chóng bị mắc bệnh. 

Nếu phát hiện gà bị bệnh thương hàn, bạn có thể bổ sung men tiêu hoá, Ampicillin 1g/ 2 lít nước trong thời gian từ 7 – 10 ngày. Đồng thời, bạn cũng cần cách ly gà bệnh với gà khoẻ để tránh lây lan. 

Gà bị thương hàn thường ủ rũ, chán ăn
Gà bị thương hàn thường ủ rũ, chán ăn

Bệnh cầu trùng – Bệnh thường gặp ở gà thả vườn với tỷ lệ chết cao 

Bệnh này sẽ gây chết khá cao ở gà mắc bệnh. Gà nhiễm cầu trùng sẽ có dấu hiệu bỏ ăn, đi đứng không vững. Gà ốm yếu, sụt cân, xệ cánh, ủ rũ, hậu môn xuất huyết, đi ngoài có lẫn máu. Gà thường chết rất nhanh, sau khoảng 2 – 7 ngày gà sẽ chết. 

Nếu gà thả vườn nhà bạn đang mắc bệnh cầu trùng, bạn có thể sử dụng thuốc Stenorol, Rigecoccin, Furazolidone, EsB3 Coccistop – 2000 để điều trị cho gà. Bạn có thể hoà vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn tuỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Bệnh khô chân ở gà – Bệnh thường gặp ở gà thả vườn mọi lứa tuổi

Bệnh khô chân ở gà có thể xảy đến đối với gà con và gà lớn. Khi gà mắc bệnh này, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy chân của chúng trông giống như thiếu nước, vô cùng gầy gò và xơ xác. Cả hai chân đều quắc lại. Đặc biệt là gà sẽ bị bỏ ăn. 

Xem Thêm  Full Trực Tiếp Đá gà Thomo cpc3 Hôm nay ngày 6/2/2024

Khi thấy những dấu hiệu này, bạn nên cho gà uống nước điện giải để dùng lại các hợp chất đã mất và góp phần nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, bạn hãy pha 2g  Dizavit – plus với 1 lít nước để cho gà uống liên tục trong 5 ngày liền. 

Bệnh giun sán – Bệnh thường gặp ở gà thả vườn khiến người nuôi hoảng sợ 

Giun sán là một trong những bệnh thường xảy ra nhiều nhất ở gà thả vườn. Nguyên nhân là do gà ăn các loại thức ăn sống, không sạch sẽ, chưa qua khử trùng. Gà bị nhiễm giun sán thường sẽ còi cọc, chậm lớn, dù ăn nhiều nhưng vẫn chậm lớn. Khi đi ra ngoài thì phân có máu hoặc đốm trắng. 

Bệnh giun sán ở gà có thể lây lan sang phân, nước tiểu. Do đó, khi phát hiện gà bị giun sán, bạn cần phải thực hiện biện pháp cách ly nghiêm ngặt, để ấu trùng giun sán không thể phát tán được. Tiếp đến, bạn hãy dùng thuốc diệt giun, các loại thảo dược để tẩy giun cho gà. 

Giun sán ký sinh bên trong khiến gà chậm lớn
Giun sán ký sinh bên trong khiến gà chậm lớn

Kết luận 

Trên đây là danh sách các bệnh thường gặp ở gà thả vườn mà người nuôi cần phải hết sức cảnh giác và phòng tránh. Tốt nhất, bạn hãy can thiệp, kiểm soát chất lượng thức ăn của gà, thực hiện tiêm phòng đầy đủ và không nên nuôi thả vườn hoàn toàn để gà được chăm sóc tốt nhất. 

Xem Thêm  Dấu hiệu nhận biết và cách chữa gà bị phù đầu hiệu quả

Nguồn: Sv388s.com

Để lại một bình luận